Kiến thức cơ bản về lực kẹp khuôn bạn đã biết chưa?

Lực kẹp khuôn là lực tác động từ máy ép khuôn để ép vật liệu vào khuôn và tạo nên sản phẩm cuối cùng. Lực ép khuôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước khuôn, loại vật liệu ép, áp suất ép, thời gian ép, nhiệt độ ép,… Bài viết hôm nay Cosmovina sẽ chai sẻ đến các bạn tất tần tật các thông tin về lực kẹp khuôn. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Kiến thức cơ bản về lực kẹp khuôn

Kiến thức cơ bản về lực kẹp khuôn

Lực kẹp khuôn là 1 lực tác động vào máy ép khuôn. Nó giúp giữ khuôn không bị lệch khỏi vị trí cố định trong quá trình ép khuôn. Đây là 1 yếu tố rất quan trọng, nó đảm bảo chất lượng của sản phẩm và độ chính xác của sản phẩm. Nếu khuôn ép nhựa được cố định trong máy ép, thì nhựa nóng chảy sẽ được bơm vào bên trong khoang đúc (cavity) từ vòi bơm. Với một áp suất điền đầy cao được tác dụng vào bên trong khoang đúc. Do bề mặt phân khuôn của khuôn có xu hướng mở rộng ra ngoài do áp lực này. Vậy nên, chúng ta cần phải kẹp khuôn để nó không bị mở ra ngay lập tức.

Chúng ta có thể tưởng tượng được via sẽ phát sinh ra nếu bề mặt phân khuôn này bị mở dù cực kỳ ít. Lực giữ khuôn chặt được gọi là “lực kẹp khuôn yêu cầu”. Đơn vị của lực kẹp khuôn cần thiết là N (Newtons), hay kfg, hoặc tf.

Tại thời điểm thiết kế khuôn mới, chúng ta cần có những tính toán lý thuyết về lực kẹp khuôn yêu cầu tối ưu. Mà máy ép nhựa phải có để khuôn có thể lắp được trên đó. Lấy ví dụ, nếu lực kẹp khuôn yêu cầu là 100 tf sau khi tính toán thì nếu khuôn này chỉ được lắp trên máy ép nhựa có công suất 75 tf . Thì sản phẩm đúc sẽ đầy via xung quanh do đó không thể thực hiện được quá trình đúc. Xa hơn, nếu khuôn đúc được lắp đặt trên máy có công suất 300 tf. Thì ngay cả khi quá trình đúc là có thể thì do thông thường chi phí hàng giờ của máy 300 tf cao hơn so với máy 100 tf nên chi phí của quá trình đúc sẽ cao hơn.

Lực kẹp khuôn yêu cầu của một bộ khuôn có thể ­được tính toán dùng công thức sau:

F = p x A / 1000

  • F: lực kẹp khuôn yêu cầu (tf)
  • p: áp suất bên trong khoang đúc (kgf/cm2)
  • A: tổng diện tích chiếu của khoang đúc và đường dẫn lên mặt phân khuôn (cm2)

Ở đây, p sẽ có giá trị trong khoảng từ 300 tới 500 kgf/cm2. Giá trị của p thay đổi tuỳ theo loại nhựa, độ dày thành sản phẩm đúc. Nhiệt độ bề mặt khoang đúc, các điều kiện đúc,… Để chính xác hơn, tốt hơn là cần có cảm biển áp suất bên trong khoang đúc. Để thu thập dữ liệu hướng dẫn từ các giá trị thực tế. Ngoài ra, A là tổng diện tích chiếu của khoang đúc và đường dẫn lên mặt phân khuôn. Do đó, giá trị của A thay đổi tuỳ theo số lượng sản phẩm được đúc và vị trí đặt của đường dẫn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến lực ép khuôn

Một số yếu tố ảnh hưởng đếnq lực ép khuôn

Một số yếu tố ảnh hưởng đến lực ép khuôn

  • Kích thước của khuôn: Khuôn lớn hơn yêu cầu lực kẹp lớn hơn.
  • Áp suất ép: Áp suất ép càng cao thì lực kẹp càng lớn.
  • Độ bám dính giữa khuôn và vật liệu ép: Độ bám dính càng cao thì lực kẹp càng lớn.
  • Độ dày của vật liệu ép: Vật liệu ép dày cần lực kẹp lớn hơn. Để đảm bảo độ chính xác và chất lượng sản phẩm.
  • Thời gian ép: Thời gian ép càng dài thì lực kẹp càng lớn.

Lực ép khuôn thường được đo bằng đơn vị N/cm² hoặc kg/cm². Và cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của quá trình ép.

Xem thêm:

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho các bạn tất tần tật kiến thức cơ bản về lực kẹp khuôn. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới bổ ích.

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan