Bật mí cấu tạo của khuôn ép nhựa chuẩn nhất năm 2023

Khuôn ép nhựa là loại khuôn được ứng dụng rất phổ biến để tạo ra các sản phẩm phục vụ trong đời sống. Như trong ngành giao thông vận tải, điện tử, xây dựng, hàng không,… Vậy cấu tạo của khuôn ép nhựa như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cấu tạo của khuôn ép nhựa

Cấu tạo của khuôn ép nhựa

Khuôn ép nhựa có cấu tạo gồm 2 phần chính là khuôn cái và khuôn đực. Bên cạnh đó, các bộ phận khác để lắp ghép thành 1 mộ khuôn hoàn hảo.

  • Khuôn cái ( cavity): Phần này là phần khuôn cố định trong suốt cả quá trình ép khuôn. Nó sẽ được gá trên tấm cố định của máy ép nhựa
  • Khuôn đực (core): Phần này là phần khuôn di động. Nó sẽ chuyển động đóng mở trong suốt quá trình ép. Nó sẽ được gá trên tấm đi động của máy ép.

Kết cấu của khuôn sẽ được thiết kế và chế tạo phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, chất lượng của sản phẩn mẫu cần tạo ra. Một 1 chiếc khuôn sẽ có 1 hoặc nhiều lòng khuôn và lõi. Phần tiếp xúc giữ lòng khuôn và lõi có tên gọi là mặt phân khuôn.

Xem thêm: Tìm hiểu về các tính năng của panme điện tử

Kết cấu chung của 1 khuôn ép nhựa

Ngoài 2 bộ phận chính thì khuôn ép nhựa còn có các bộ phận khác. Các bộ phận này ghép lại với nhau tạo thành 1 bộ khuôn hoàn chỉnh.

  • Tấm kẹp trên có tác dụng kẹp chặt tấm khuôn trên và tấm kẹp trên thành 1 khối trên bàn tĩnh của máy ép nhựa.
  • Tấm khuôn trên là bộ phận quan trọng nhất. Nó sẽ là bộ phận bao ngoài của sản phẩm. Nó quyết định chính xác khôn và độ chính xác của sản phẩm. Tính thẩm mỹ của sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào khi ta gia công tấm khuôn này.
  • Bạch định vị: Nó sẽ đảm bảo sự thích hợp của khuôn và vòi phun.
  • Bộ định vị: Nó sẽ giữ phần cố định và phần chuyển động của khuôn. Nó sẽ có thêm chốt định vị và bạc định vị.
  • Tấm đỡ: Nó sẽ giữ cho các mảnh ghép của khuôn không bị rơi ra bên ngoài.
Các bộ phận của khuôn ép

Các bộ phận của khuôn ép

  • Thanh kê sẽ ngăn giữa các tấm đỡ và tấm kẹp ở dưới để cho khuôn được hoặt động.
  • Tấm kẹp dưới: Nó sẽ kẹp các cụm khuôn dưới thành 1 khối và kẹp vào bàn máy.
  • Chốt đẩy: Nó sẽ đảy sản phẩm ra khỏi khuôn khi mở.
  • Tấm kẹp đẩy giữ chốt đẩy, chốt giật cuống.
  • Tấm đẩy được sửu dụng để chặn các chốt lắp trên tấm kẹp trong suốt quá trình đẩy sản phẩm ra bên ngoài mà không thể rơi các chốt ra được. Tấm đẩy và tấm kẹp đẩy được bắt chặt thành một khối và được gọi là giàn đẩy. Giàn đẩy nằm phía dưới khuôn dưới và trên tấm kẹp dưới.
  • Trụ kê sẽ hướng chuyển động và đỡ cho tấm đẩy tránh cho tấm khuôn khỏi bị cong do áp lực cao.
  • Tấm khuôn dưới: nó sẽ quyết định hình dạng bên trong của sản phẩm. Khuôn dưới và khuôn trên kết hợp với nhau để tạo ra hình dáng của sản phẩm.

Ngoài ra còn có hệ thống làm nguội còn gồm các đường nước; các rãnh, ống dẫn nhiệt,… Nó có nhiệm vụ làm ổn định nhiệt độ và làm nguội sản phẩm nhanh.

Yêu cầu kỹ thuật chung của khuôn ép nhựa

  • Cần phải đạt được độ chính xác về kích thước và hình dạng của sản phẩm.
  • Cần đảm bảo được độ bóng bề mặt cần thiết cho cả lòng khuôn và lõi.
  • Độ cứng của khuôn cần đảm bảo tất cả các bộ phận của khuôn không bị biến dạng hoặc lệch khỏi vị trí khi lực ép lớn.
  • Khuôn phải có hệ thống làm lạnh để đảm bảo cho lòng khuôn luôn giữ được nhiệt độ ổn định giúp vật liệu dễ lấp đầy lòng khuôn cũng như định hình nhanh chóng.
  • Khuôn cần được chế tạo bằng vật liệu có tính chống mòn cao và dễ gia công.
  • Kết cấu khuôn cần hợp lý, không quá phức tạp, phù hợp với khả năng công nghệ thực tế.
  • Cần đảm bảo rằng sản phẩm được lấy ra khỏi khuôn một cách dễ dàng.

Tham khảo thêm: https://cosmovina.com.vn/khai-niem-ve-khuon-nhua-va-cong-nghe-ep-phun/

Trên đây là 1 số thông tin về cấu tạo của khuôn ép nhựa. Hy vọng các thông tin trên hữu ích và giúp bạn hiểu hơn vè loại dụng cụ gia công cơ khí này.

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan