Tìm hiểu về các tính năng của panme điện tử
Panme điện tử là một công cụ đo kỹ thuật số được sử dụng để đo độ dài, chiều rộng và độ cao của các vật liệu cơ khí. Nó được ứng dụng sử dụng rất nhiều hiện nay. Vậy panme diện tử có các tính năng gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đấy nhé!
Xem thêm: Ưu nhược điểm của panme cơ khí
Các tính năng của panme điện tử
- Có độ chính xác cao: Thước panme điện tử cung cấp độ chính xác cao trong việc đo độ dài; chiều rộng và độ cao của đối tượng. Kết quả đo có độ chính xác từ 0,01 mm đến 0,1 mm. Nó giúp việc đo có kết quả chính xác và nhanh chóng nhất.
- Màn hình hiển thị LCD: Loại thước này có màn hình LCD để hiển thị kết quả đo đạc. Màn hình này có độ phân giải cao và rất dễ độc kết quả. Nó giúp người dùng đọc được kết quả 1 cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
- Có nhiều chế độ đo: Thước điện tử có thể chuyển đổi giữa chế độ đo độ dài, chiều rộng và độ cao. Nó giúp người dùng có thể dễ dàng so sánh các kết quả với nhau.
- Tính năng lưu trữ kết quả đo: Việc lưu trữ giúp người dùng có thể so sánh kết quả đo giữa các lần đo khác nhau. Bên cạnh đó, giúp người dùng có thể ghi chép lại kết quả sau nhiều lần thực hiện đo.
- Tính năng tự tắt tự động: Sau 1 khoảng thời gian sử dụng thì thước điện tử sẽ có tính năng tắt tự động. Điều đó, giúp cho thước tiết kiệm pin và năng lượng. Từ đó, giúp thiết bị tăng tuổi thọ và giảm được các chi phí khi sử dụng.
- Có thể kết nối với USB: Loại thước này có thể kết nối với USB. Giúp người dùng có thể truyền dữ liệu đến máy tính để tiện cho việc phân tích và so sánh kết quả đo.
Xem thêm: Tìm hiểu về các tính năng của panme điện tử
Một số loại thước đo panme phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thước panme. Sau đây, là các loại có trên thị trường hiện nay.

Một số mẫu panme điện tử phổ biến hiện nay
Theo đặc tính của thước panme điện tử
- Thước đo ngoài: Đây là 1 dụng cụ đo bên ngoài vật liệu. Nó có hình dạng và cơ chế hoạt động gần giống với kẹp chữ C. Bạn có thể mở và đóng bằng cách xoay con vít bên trong. Loại panme này sẽ thường được dùng để đo dây, các vật liệu hình cầu, trục, khối,…
- Thước đo trong: Ngược với loại thước ở trên thì loại thước này dùng để đo bên trong vật liệu cơ khí . Hoặc đường kính bên trong vật thể. Loại này hay được sử dụng để đo đường kính lỗ; nên nó còn có tên gọi khác là panme đo lỗ.
- Thước đo độ sâu: Giống với tên gọi của thước thì loại thước này được sử dụng để đo độ sâu, khe của vật liệu. Chân đế của nó được gắn với đỉnh của lỗ. Khi thược hiện đo; thì ống chiết quay đến khi thanh đo chạm đáy lỗ thì ta sẽ thu được kết quả.
Theo cấu tạo của thước
- Thước panme cơ khí: Đây là tên gọi của các loại thước cầm tay. Các lọai thước này không tích hợp mặt đồng hồ chỉ thị kim. Đối với các loại thước này thì người dùng cần biết cách đo. Mặc dù nó không hiện đại nhưng nó có tuổi thọ rất cao.
- Panme điện tử: Loại thước này cho ra kết quả đo nhanh, chính xác và dễ dàng. Với hệ thống đọc số hiện đại; độ chính xác cao lên tới 0.005 inch- 0.001 mm. Và nó có thể chuyển đổi kết quả đo giữa các đơn vị bằng 1 nút bấm.
- Đồng hồ: Panme đồng hồ được tích hợp thêm mặt đồng hồ chỉ thị kết quả đo. Ưu điểm là phạm vi đo rộng, độ chính xác kết quả cao, giá rẻ. Tuy nhiên, để đo và đọc được kết quả thì người dùng cần có kiến thức và kỹ thuật đo.
Xem thêm: Các phương pháp gia công đặc biệt phổ biến hiện nay
Trên đây là một số tính năng nổi bật của panme cơ khí. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về loại thước đo này.