Quy trình gia công cơ khí chính xác – Bạn đã biết chưa?

Để gia công được 1 vật liệu cơ khí có chất lượng thì khi gia công cần thực hiện đúng quy trình gia công cơ khí. Bài viết sau, Cosmovina sẽ chia sẻ quy trình gia công cơ khí chính xác nhất mà bạn có thể chưa biết.

Quy trình gia công cơ khí chính xác nhất

Để gia công ra được 1 sản phẩm chất lượng thì cần phải thực hiện đúng quy trình khi gia công vật liệu.Sau đây là chi tiết các bước trong 1 quy trình gia công.

Bước 1: Thiết kế bản vẽ cơ khí

Thông thường khách hàng sẽ là người gửi bản thiết kế mà họ cần gia công. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp khách hàng gửi sản phẩm mẫu để phía bên gia công phụ trách thiết kế bản vẽ.

Vậy nên, các kỹ sư cơ khí sẽ là người trực tiếp nghiên cứu; và thiết kế bản vẽ đúng yêu cầu nhất.

Xem thêm: Những tai nạn thường gặp trong gia công cơ khí và cách phòng tránh

Bước 2: Xác định hình thức sản xuất

Quy trình gia công cơ khí chính xác nhất

Quy trình gia công cơ khí chính xác nhất

Hình thức sản xuất cho biết thông tin sản phẩm; tính chất, công dụng,… của vật liệu cần gia công. Từ hình thức sản xuất đó, người thợ sẽ xác định công nghệ gia công; đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả nhất. Sau đây là 3 hình thức sản xuất phổ biến nhất hiện nay:

  • Sản xuất từng sản phẩm: Hình thức này sử dụng để gia công các vật liệu yêu cầu độ thẩm mĩ cao.  Các sản phẩm được gia công tỉ mỉ trong 1 khoảng thời gian dài; và có độ chính xác rất cao. Thường sử dụng để sản xuất các sản phẩm có sản lượng ít; không có chu kỳ sản xuất.
  • Sản xuất hàng loạt sản phẩm: Loại hình thức sản xuất này tốn ít thời gian; rất nhanh chóng. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm khó đảm bảo. Loại hình thức này được sử dụng để gia công các sản phẩm có sản lượng lớn. Được sản xuất theo từng chu kỳ; từng đợt, từng quý.
  • Sản xuất theo khối: Loại hình thức này áp dụng để sản xuất các loại sản phẩm với số lượng lớn, sản xuất liên tục, lâu dài.

Bước 3: Lựa chọn loại phôi để gia công và phương pháo chế tạo phôi

Khi lựa chọn phôi để gia công cần đảm bảo phôi phù hợp với yêu cầu sản phẩm. Yêu cầu khách hàng; yếu tố kinh tế và phương thức sản xuất. Phôi cần phải đảm bảo cơ tính của gia công như chi phí gia công; kích thước vật liệu,… Đồng thời giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu; phí gia công từ đó giá thành sản phẩm giảm.

Phôi có rất nhiều loại da dạng từ kim loại đến phi kim, hợp kim. Một số phương pháp chế phôi như gia công hàn, gia công đúc; gia công áp lực, gia công tiện, gia công,…

Xem thêm: Lỗi gia công cơ khí thường gặp phổ biến nhất

Bước 4: Xác định các bước thực hiện gia công vật liệu cơ khí

Cần phải tính toán thứ tự gia công 1 cách hợp lý; để đảm bảo chu trình gia công thuận lợi; thời gian gia công ngắn nhất, tiết kiệm nhất.

Quá trình gia công vật liệu

Chọn được đồ gá đặt gia công; đưa ra các phương án khác nhau để chế tạo sản phẩm.  Thứ tự gia công sẽ phụ thuộc vào thay đổi trạng thái; cấu trúc, tính chất của sản phẩm cũng như công nghệ sản xuất.

Bước 5: Chọn các thiết bị 

Sau khi xác định các bước gia công cơ khí cần xác định các thiết bị; dụng cụ cần thiết để gia công. Dựa theo thông số sản phẩm; cần chọn các dụng cụ đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Đây là bước quan trọng; cần phải phân tích kỹ lưỡng trước khi chọn thiết bị.

Bước 6: Xác định lượng phôi dư ra khi gia công

Trong quá trình gia công vật liệu sẽ bỏ đi 1 phần kim loại nhất định. Kỹ thuật viên cần đưa ra các phương án; để chọn ra được phương pháp gia công loại bỏ ít phôi nhất. Đảm bảo tốn ít chi phí nguyên vật liệu nhất.

Bước 7: Xác định chế độ cắt khi gia công

Tùy theo từng loại vật liệu sẽ có các chế độ cắt khác nhau. Vậy nên, để đảm bảo độ chính xác cho vật liệu cần phải chọn chế độ cắt phù hợp.

Xem thêm: 5 loại vật liệu gia công cơ khí thông dụng nhất

Bước 8: Xác định thợ gia công

Bước này đảm bảo quá trình gia công diễn ra thuận lợi, chính xác. Và nếu có xảy ra lỗi thì có thể kịp thời khắc phục.

Bước 9: Tiến hành gia công vật liệu trên máy móc cơ khí

Tùy thuộc vào sản phẩm gia công; mà sẽ sử dụng các loại máy phù hợp như máy tiện; máy khoan, máy phay,…

Bước 10: Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau gia công

Bước này sẽ quyết định sản phẩm có đảm bảo chất lượng không. Nó có được phép đưa ra thị trường không. Sản phẩm sẽ được kiểm tra một số yếu tố như kích thước, bề mặt, biên độ,…

Trên đây là các bước trong 1 quy trình gia công cơ khí chính xác. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sẽ thực hiện như 10 bước ở trên. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn về ngành cơ khí.

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan