Phương pháp gia công nhiệt điện là gì? Các thông tin về gia công nhiệt điện

Trong lĩnh vực cơ khí có rất nhiều các phương pháp gia công vật liệu như gia công đột dập, gia công điện hóa,… Một trong các phương pháp gia công mà hôm nay Cosmovina muốn giới thiệu đến các bạn là phương pháp gia công nhiệt điện. Cùng tìm hiểu phương pháp này nhé!

Phương pháp gia công nhiệt điện là gì?

Đây là phương pháp gia  công phóng các tia lửa điện lên bề mặt vật liệu gia công. Làm cho bề mặt vật liệu cần loại bỏ bị nóng chảy và bốc hơi trong quá trình nhiệt điện.

Phương pháp gia công nhiệt điện là gì?

Nguyên lý gia công bằng phương pháp nhiệt điện

Trong gia công cơ khí, dụng cụ và vật liệu là 2 điện cực. Trong đó, dụng cụ là cathod và vật liệu là anod. Khi 2 điện cực này được kết nối với nguồn điên và được đặt trong dung dịch cách điện có các ino di chuyển tự do. Dưới tác động của dòng điện thì bề mặt âm có điện tử phóng ra, khi tăng điện áp thì chất lỏng giữa 2 điện cực bị ion hóa làm cho chất lỏng dẫn điện.

Nhiệt độ ở vùng có tia lửa điện rất cao làm nóng chảy kim loại trên cực dương. Trong quá trình phóng điện thì các ion hóa mạnh nên tạo ra áp lực rất lớn đẩy phoi ra khỏi vùng gia công. Quá trình sẽ diễn ra từ 7 đến 10s , 1 khoảng thời gian rất ngắn. Sau đó, mạch sẽ trở lại trạng thái ban đầu và bắt đầu chu trình phóng điện tiếp theo.

Nguyên lý hoạt động của gia công nhiệt điện

Nguyên lý hoạt động của gia công nhiệt điện

Phôi của vật liệu được tách ra sẽ dông đặc tạo thành các hạt nhỏ hình cầu. Khi các hạt bị đẩy khỏi vùng gia công sẽ không có sự phóng điện giữa 2 điện cực nữa.

Xem thêm: Các phương pháp hàn kim loại phổ biến nhất hiện nay

Ưu nhược điểm của phương pháp gia công nhiệt điện

Ưu điểm của gia công nhiệt điện

  •  Có thể sử dụng để gia công các loại vật liệu có độ cứng tùy ý
  •  Có thể sử dụng để chế tạo, sao chép, phục hồi các khuôn dập bằng thép đã tôi.
  • Có thể sử dụng phương pháp này để chế tạo các lưới sàn, rây bằng gia công đồng thời các lỗ bằng điện cực mảnh.
  • Có thể gia công được các lỗ có đường kính nhỏ, sâu.
  • Có thể gia công các loại vật liệu mềm, dễ vỡ mà không sợ bị biến dạng. Do không có tác động lực cơ học như gốm, sứ,…
  • Khi gia công bằng phương pháp này cần làm việc trong môi trường có dầu nên bề mặt vật liệu được tôi trong dầu.

Nhược điểm của phương pháp này

  • Khi gia công phôi và dụng cụ đều phải được dẫn điện
  • Tốc độ cắt gọt thấp nên trước khi gia công phôi thường phải gia công thô trước.
  • Nhiệt độ tại vùng làm việc cao nên dễ gây biến dạng nhiệt.

Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin của phương pháp gia công nhiệt điện. Hy vọng các thông tin trên hữu ích giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới bổ ích.

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan