Những yếu tố Ảnh hưởng đến kết quả đo khi sử dụng thước đo cao

Dụng cụ đo độ cao là loại thước đo được sử dụng để đo khoảng cách các chi tiết gia công. Vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả đo. Cùng Cosmovina tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo khi sử dụng thước đo cao

Những yếu tố Ảnh hưởng đến kết quả đo khi sử dụng thước đo cao

1. Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường là 1 trong các yếu tố chính làm thay đổi kết quả đo nhiều nhất. Cụ thể nhất là yếu tố nhiệt độ làm thay đổi kết quả của thước đo cao kích thước lớn. Tuy nhiên, hiện nay bộ điều khiển thước đo có thể tự bù theo nhiệt độ môi trường giúp kết quả đo chính xác hơn. Hạn chế được sự sai số của thước đo.

Bên cạnh đó, bề mặt đặt tham chiếu cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả đo. Nếu bề mặt không bằng phẳng hay có dị vật và bụi bẩn sẽ làm sai lệch số đo. Bụi bẩn trên mặt phẳng,, trong không khí dưới dạng sương, dầu hay bụi bám trên thước đo cũng có thể là nguồn gây sai số.

2. Yếu tố độ tham chiếu

Đây là 1 phân vo cùng quan trọng của quá trình đo chiều cao. Qúa trình tham chiếu sẽ được diễn ra từ 1 đến 3 lần để đảm bảo không có bất cứ bụi bẩn, hoặc những yếu tố khác làm lệch vị trí thiết lập của thước (gốc 0). Khi tiếp xúc cần cố định chắc chắn để không gây ra sự sai lệch trong khi đo. Đường kính của đầu do cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả đo. Nhà sản xuất thước đo độ cao sẽ cung cấp một vật mẫu và bài kiểm tra chuyên dụng kèm máy để kiểm tra kích thước đầu dò. Và nó sẽ được thực hiện ít nhất là 2 lần.

3. Yếu tố vận hành không giây

Giờ đây, việc truyền dữ liệu từ thước đo cao tới máy tính; và thiết bị thu thập dữ liệu đã được chuyển sang dạng không dây. Chỉ cần một thiết bị phát được gắn vào cổng và bộ thu nhận gắn với máy tính.

Thước đo độ chính xác của vật liệu gia công

Thước đo độ chính xác của vật liệu gia công

Mạng lưới không dây sử dụng công nghệ sóng radio công suất cực thấp. Và thiết lập đường truyền cực kỳ ổn định và không nhiễu. Thu thập dữ liệu không dây sẽ giúp bạn loại bỏ được lỗi sao chép. Chữ viết tay không thể đọc được, đánh máy sai; mất dữ liệu và ghi đè dữ liệu. Ngoài các cải tiến không dây, các thước đo cao trong tương lai sẽ tích hợp màn hình đầy đủ tính năng. Với màu sắc, hình ảnh và hướng dẫn để giúp người dùng thực hiện các phép đo phức tạp 1 cách dễ dàng hơn.

4. Yếu tố người dùng 

Một trong các nguyên nhân chính gây nên kết quả đo bị sai là ở người sử dụng thước đo. Các loại thước đo cao vẫn hoạt động theo cách thủ công để thiết lập vị trí cảm biến với phôi đo. Khi thực hiện thao tác chạm và thả công tắc cảm biến để kích hoạt phép đo. Người vận hành có tác động đáng kể đến hiệu suất của máy. Lực chạm và tốc độ chạm có thể làm biến thiên kết quả đo lường.

Thiết kế của thước đo cao cũng có thêm các biểu tượng hiển thị. Để người dùng thiếu kinh nghiệm dễ dàng quan sát và vận hành hơn. Nhiều thước đo cao phân khúc tầm trung và cao cấp kết hợp động cơ điều khiển vào đầu cảm biến để đảm bảo tốc độ đo và lực chạm phù hợp – ổn định, giúp cải thiện chất lượng tổng thể của phép đo. Các thước đo độ cao này cũng kết hợp với các bộ điều khiển, vận hành chỉ với một nút bấm không cần sự can thiệp của các vận hành viên.

Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo của thước đo độ cao. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu mua các vật liệu, thiết bị cơ khí thì liên hệ ngay tới hotline để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé!

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan