Những loại thước đo cơ khí được sử dụng phổ biến nhất
Thước panme là loại thước được sử dụng rất nhiều trong gia công cơ khí. Nó là thiết bị giúp đo độ chính xác của sản phẩm gia công. Cùng Cosmovina tìm hiểu các loại thước đo cơ khí được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhé!
Những loại thước đo cơ khí được sử dụng phổ biến nhất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thước khác nhau được sử dụng để đo cơ khí. Như thước kẹp, thước điện tử, thước đo chiều cao, độ độ sâu,… Dưới đây là các loại thước được sử dụng phổ biến hiện nay.
Thước kẹp
Đây là loại thước đo không thể thiếu được sử dụng để đo kích thước, chi tiết máy móc. Cũng như các lọai thước đo cơ bản khác thì thước kẹp có nhiều kích thước khác nhau. Giúp người dùng có thể đo được các kích thước của vật đo từ nhỏ đến to. Loại thước đo này sẽ tính đơn vị đo là hệ inch hoặc hệ mm giúp người thợ sử dụng linh hoạt. So với các lọai thước panme khác thì loại thước này có mức độ đo chính xác thấp hơn. Tuy nhiên, nó vẫn được đánh giá cao và được sử dụng để đo đường kính trong, đường kính ngoài, độ sâu,…
Xem thêm: Tìm hiểu về các tính năng của panme điện tử
Thước đo cơ khí panme
Đây là 1 trong các loại thước được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại thước này thường được dùng để đo đường kính trong. Tuy nhiên, nó sẽ bị hạn chế bởi các phép đo nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác và độ sai số chỉ mở mức 0,0001%. Thước Panme có thể sử dụng trong nhiều phạm vi khác nhau. Như 0-25, 25-50, 50-75,… Bạn có thể kiểm tra kết quả trên vạch chia và dễ quan sát. Kết quả bạn nhận được sẽ dựa vào phần nguyên và phần thập phân thu ở thước. Loại thước này được sử dụng nhiều do nó rất cứng cáp, chắc chắn và bền bỉ với thời gian.
Thước đo độ cao
Thước đo độ cao là một trong những loại thước đo cơ khí được ưa chuộng hiện nay. Đây là 1 loại thước có độ chính xác cao. Nó có tác dụng do chiều cao của vật liệu hoặc đánh dấu khoảng cách của một vật liệu nào đó. Thước đo độ cao được sử dụng nhiều trong gia công; sản xuất và chế tạo cơ khí.
Thước đo chiều sâu
Loại thước này được sử dụng để đo độ sâu của 1 ranh hay bậc ren trong các chi tiết, động cơ cơ khí,… Loại thước này không có thể đo vạn năng. Do đó, đối với mỗi 1 chi tiết khác nhau sẽ cần 1 loại dụng cụ đi kèm để đo kích thước.
Xem thêm: Máy cắt gọt kim loại điều khiển bằng chương trình số là gì?
Đồng hồ so
Đây là loại thước đo cơ khí phổ biến được sử dụng để gắn vào phần đầu của thước đo độ cao. Loại thước này được sử dụng để đo độ không song song, độ thẳng của rãnh,…Nó giúp cho máy móc hoạt động thuận tiện và nhanh chóng; giảm được những lỗi kỹ thuật. Nó được sử dụng trong nhiều ngành nghề như cơ khí; xây dựng, công nghiệp,… So với dòng cơ khí thì loại đồng hồ điện tử sử dụng rất dễ dàng và có độ chính xác cao.
Đồng hồ đo độ dày- Thước đo cơ khí

Thước đo độ dày vật liệu
Độ dày vật liệu là yếu tố ảnh hưởng đến mức hiệu quả của dụng cụ. Chỉ cần sai số nhỏ sẽ gây nên ảnh hưởng rất lớn. Vậy nên, chúng ta cần sử dụng loại đồng hồ đo này. Hầu hết các thiết bị đo độ dày được thiết kế rất tỉ mỉ và có độ chính xác cao lên tới 0,001mm. Loại thước đo này được thiết kế nhỏ gọn nên rất thuận tiện sử dụng. Tay cầm được phủ 1 lớp sơn mạ giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm; tránh hư hại và hao mòn theo thời gian.
Căn mẫu
Đây cũng là 1 loại thước đo cơ khí có độ chính xác cao. Bên cạnh đó, căn mẫu chính là thước đo có thể đo ngược lại những dụng cụ đo khác. Căn mẫu có dạng khối hình chữ nhật, hai mặt đối diện song song; phẳng mịn và độ bóng cao.
Trên đây là một số loại thước đo cơ khí được sử dụng phổ biến nhất. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn có thể lựa chọn được dụng cụ đo phù hợp nhất với vật liệu đo.