Nguyên lý chuyển động của máy tiện vạn năng 1A62

Máy tiện vạn năng được sử dụng rất nhiều trong gia công cơ khí. Hôm nay Cosmovina sẽ chia sẻ cho các bạn nguyên lý chuyển động của máy tiện vạn năng 1A62. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Máy tiện vạn năng 1A62

Nguyên lý chuyển động của máy tiện vạn năng 1A62

Hình 15.4.10 là sơ đồ động của máy 1A62, gồm có các đường truyền như sau

– Cơ cấu chuyển động chính của máy: Hộp tốc độ nhận chuyển động quay từ động cơ có công suất 10kw. Số vòng quay n =1450 vòng/phút thông qua đai truyền hình thang với tỷ số truyền.

+ Trên trục I có đầu nối ma sát M; khối bánh răng Z56 và Z51 truyền chuyển động quay cho trục chính.

+ Trục II: Có khối bánh răng di trượt 2 tầng Z34; Z39 lần lượt ăn khớp với Z56 và Z51 của trục I; Z28; Z20 và Z36 lắp cố định trên trục II

+ Trục III: Có bánh răng tầng 3 lắp di trượt Z44; Z52; Z36 và bánh răng chéo Z50; bánh răng thẳng Z20; Z50 lắp cố định

+ Trục IV: Có bánh răng tầng 4 là Z80; Z50; tầng 5 là Z20; Z50 đều lắp di trượt trên trục.

+ Trục V: Có Z32; Z50; Z80 được lắp cố định; Z32 luôn luôn ăn khớp với Z64 trên trục VI.

+ Trục VI: Là trục chính của máy có Z50 và Z64 lắp trơn và khớp nối K. Khi gạt K sang trái thì trục chính chạy trực tiếp. Khi gạt K sang phải trục chính chạy gián tiếp.

+ Trục VII: Phía trong trục VII có lắp Z50 di trượt để có thể ăn khớp hoặc tách rời với Z50 của trục III. Phía ngoài hộp đầu trục VII có bộ đảo chiều quay cho trục trơn và vít me.

Nguyên lý chuyển động và cách tính xích tốc độ

+ Xích tốc độ có 2 đường quay thuận và nghịch, đường quay thuận trục chính có 24 tốc độ quay khác nhau trong đó có 6 tốc độ cao và 18 tốc độ thấp ( khi chạy gián tiếp).

+ Khi chạy trực tiếp: Gạt cho đầu nối K sang trái khớp với Z50 trên trục VI. Khi môtơ quay trục I quay theo, nếu gạt M sang trái ta có đường quay thuận, gạt M sang phải ta có đường quay nghịch. Cả 2 đường quay này đều truyền chuyển động cho trục II III IV V và trục VI.

Phương trình xích động 

+ Khi chạy gián tiếp:Gạt đầu nối K sang phải để ăn khớp với bánh răng lỗ của Z64. Chuyển động được truyền từ trục I đén trục II sang trục III về trục IV đến trục V và đến trục VI.

– Thực tế đường truyền này có 18 tốc độ vì có 6 tốc độ trùng nhau cụ thể là khối di trượt 4 và 5, lẻ ra có 4 tỷ số truyền ( có 4 tốc độ ) nhưng thực tế chỉ có 3 tỷ số truyền cách tính như sau : Hai tốc độ này trùng nên cụm này chỉ còn 3 tốc độ. Ta có: 1 x 2 x 3 x 3 x 1 = 18 tốc độ.

+ Bộ phận khuyếch đại: Khi chạy trực tiếp trục chính truyền chuyển động trực tiếp cho trục VII; để truyền xuống vít me nên tỷ số truyền giữa trục VI và trục VII luôn luôn bằng nhau.

+ Khi chạy gián tiếp số vòng quay của trục chính VI có thể giảm đi số lần là. Hay theo cách tính ngược thì số vòng quay của trục VII có thể lớn hơn 32; 8, 2 lần so với trục VI, cách tính cụ thể như sau:

Như vậy khi chạy gián tiếp ngoài các bước tiến có trong bảng máy còn tiện được các bước ren lớn gấp 32, 8 ,2 lần các bước tiến đó nhờ có bộ phận khuyếch đại; bộ bánh răng di trượt 4 và 5 và cặp là bộ phận khuyếch đại.

– Cơ cấu chuyển động tiến (xích chạy dao) là hệ thống truyền động từ trục chính tới dao tiện.

Hệ thống truyền động 

+ Bộ bánh răng truyền từ trục chính tới bộ đảo chiều: Trục VI truyền chuyển động cho trục VII nhờ có Z50; đầu nối K ăn khớp với Z50 của trục VII. Hoặc truyền chuyển động cho trục VII bằng hệ thống khuyếch đại.

+ Bộ đảo chiều quay: Để đảo chiều quay của trục trơn; và trục vít me tức là đảo chiều chuyển động của dao tiện. Gồm có Z38 ở đầu ngoài trục VII và Z38 trên trục VIII ăn khớp với Z38 của trục IX

+ Chuyển động từ trục VII qua đến trục VIII qua đến trục IX hoặc từ trục VII IX

+ Bộ bánh răng thay thế: Gồm có 5 bánh Z32; Z42; Z100 ; Z100; Z97. Khi tiện ren mô đun và ren pit ta lắp Z32; Z100; Z97

+ Khi tiện ren hệ mét, tiện trơn ta lắp Z42; Z100; Z100.

+ Trục XII có lắp di trượt Z25 để ăn khớp với Z36 của trục XIII; hoặc khớp với đầu nối B của trục XIV. Trục XIII có lắp cố định Z36, bộ bánh răng hình tháp gồm 8 bánh Z26, Z28 , Z32, Z36; Z38, Z40, Z44, Z48 và bánh răng Z36, ngoài ra còn có Z36 lắp trơn

+ Trục XIVcó lắp chặt đầu nối B, tay gạt D để điều khiển Z28 và Z34; Z34 dùng để nối liền Z28 với 1 trong 8 bánh răng hình tháp. Trên trục còn lắp chặt đầu nối C

+ Trục XV lắp di trượt Z25 để ăn khớp với Z36 cố định; và và z36 lắp trơn trên trục XIII, Z28 và Z42 lắp di trượt

+ Trục XVI có lắp cố định Z56, Z28, Z42. Trục XVII có lắp di trượt Z28, Z56 và Z28. Bánh răng Z28 và Z56 di trượt có thể ăn khớp với Z56 và Z28 trên trục XVI hoặc khớp với đầu nối C trên trục XIV. Z28 di trượt có thể ăn khớp với z56 của trục XIX hoặc với đầu nối A của trục XVIII.

Cấu tạo của máy tiện vạn năng

Cấu tạo của máy tiện vạn năng

+ Trục XVIII nối liền với trục vít me

+ Trục XIX nối liền với trục trơn.

Xích chạy dao có 2 đường quay thuận và nghịch. Cả 2 đường đều dùng để tiện ren, tiện trơn và đều có khả năng truyền động tới vít me; và trục trơn bằng 3 đường truyền đó là:

+ Đường truyền tiện ren hệ mét,ren mô đun; và tiện trơn: Gạt cho Z25 khớp với Z36 trên trục XIII thì chuyển động truyền từ trục XII đến trục XIII quay đến trục XIV. Điều chỉnh tay gạt D sao cho Z34 và Z28 lần lượt ăn khớp với 1 trong 8 bánh răng hình tháp. Để trục XIV có 8 tốc độ quay khác nhau, đến trục XV qua XVI XVII. Nếu gạt Z28 sang phải ăn khớp với đầu nối A thì trục XVIII quay(trục vít me). Nếu gạt Z28 sang trái ăn khớp với Z56 thì trục XIX quay (trục trơn).

+ Đường truyền tiện ren hệ Anh, ren pít: Gạt cho Z25 trên trục XII ăn khớp với đầu nối B của trục XIV thì trục XII quay XIV; XIII XV XVI XVII XVIII hoặc trục XIX.

+ Đường truyền tiện ren chính xác: Gạt cho Z25 của trục XII ăn khớp với đầu nối B. Gạt cho Z28 của trục XVII khớp với đầu nối C; gạt cho Z18 của trục XVII khớp với đầu nối A. Như vậy trục XII; XIV; XVII có tốc độ quay như nhau. Còn trục XIII; XV; XVI vẫn quay trơn nhưng không ảnh hưởng gì đến trục XVII.

+ Đường truyền này dùng để tiện những bước ren chính xác và những bước ren đặc biệt khác.

+ Tất cả các đường truyền tiện ren đều sử dụng theo bảng chỉ dẫn ghi trên máy để đưa các tay gạt về vị trí cần thiết.

Cơ cấu điều khiển bàn dao của máy tiện vạn năng 1A62

+ Trục XIX là trục trơn có lắp di trượt Z40.

+ Trục A có lắp Z33; Z40 quay trơn, Z40 của trục A luôn ăn khớp với Z40 của trục XIX. Trục B có Z38 quay trơn luôn luôn ăn khớp Z33 của trục A.

+ Trục XX phía trái có lắp Z33 ăn khớp với Z38 của trục B và Z40 ăn khớp Z40 của trục A. Nhóm này có tác dụng đảo chiều quay của trục XX; tức là đảo chiều bước tiến của xe dao. Đầu bên phải của trục XX có lắp vít vô tận có 4 đầu răng.

+ Trục XXI có bánh vít vô tận Z30 lắp cố định; và luôn luôn ăn khớp với trục vít vô tận. Phía trong có lắp chặt Z24 có thể ăn khớp với Z50 của trục XXII(tự động dọc xe dao). Hoặc ăn khớp với Z65 của trục C ( tự động ngang xe dao)

+ Trục XXII có lắp chặt Z50; Z23. Trục XXIII có lắp chặt Z69 luôn ăn khớp với Z23 đầu phía trong có lắp Z12 cố định; luôn ăn khớp với thanh răng.

+ Trục D là trục tay quay bàn xe dao có lắp chặt Z15. Trục C có lắp chặt Z65

+ Trục XXIV là trục vít bàn trượt ngang có lắp chặt Z20 và luôn luôn ăn khớp với Z65. Trục vít có ren hình thang với bước ren là 5mm.

+ Nguyên lý chuyển động: Muốn cho bàn xe dao dịch chuyển bằng vít me. Thì ta cho trục vít me quay rồi đóng đai ốc 2 nửa bàn xe dao sẽ tự động tiến vào hoặc ra.

+ Muốn chạy tự động ngang, tự động dọc ta cho trục trơn quay vít vô tận. Khi trục vít vô tận (XX) quay 1 vòng thì bánh vít vô tận quay được 4 răng. Nếu gạt Z24 của trục XXI trượt lên trên thì bàn xe dao tự động dọc. Nếu gạt Z24 của trục XXI trượt xuống dưới thì thì bàn trượt ngang chạy tự động

+ Nhóm bánh răng đảo chiều của hộp điều khiển bàn dao chỉ đảo chiều tự động của dao bằng trục trơn; chứ không ảnh hưởng gì đến trục vít me

Trên đây là nguyên lý chuyển động của máy tiện vạn năng 1A62. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về loại máy này.

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan