Máy tiện CNC là gì? Điều cần biết khi sử dụng máy tiện CNC

Máy tiện CNC là 1 trong các loại máy được sử dụng phổ biến hỗ trợ trong ngành cơ khí. Loại máy này giúp cho các xưởng cơ khí giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu suất làm việc. Vậy máy tiện CNC là gì? Khi sử dụng máy tiện cần lưu ý gì? Tất tần tật các câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua bài viết sau. Cùng COSMOVINA theo dõi ngay nhé!

Tất tần tật các thông tin về máy tiện CNC

Tất tần tật các thông tin về máy tiện CNC

1. Máy tiện CNC là gì?

Máy tiện CNC được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Computer Numerical Control cớ nghĩa là máy được điều khiển bằng máy tính. Máy tiện CNC là loại máy cắt kim loại, dùng để gia công các mặt tròn xoay như mặt nón, mặt ren vít, lỗ ren, hình nhiều cạnh,… Được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính dưới các thuật toán và yêu cầu của con người.

Loại máy này ra đời thay thế loại hình sản xuất công nghiệp. Máy có tính năng ưu việt là có thể gia công được nhiều loại sản phẩm; không gây tiếng ồn, năng suất cao, vận hành rất đơn giản.

2. Phân loại máy tiện CNC

Máy tiện trên thị trường được phân loại theo chức năng và số lượng trục;

2.1. Phân loại theo trục

  • Máy tiện 2 trục: Loại máy này được thiết kế đứng hoặc nằm ngang có 2 trục chính.
  • Máy tiện 3 đến 6 trục: Loại máy này ngoài trục chính thì máy sẽ có thêm nhiều trục phụ để tăng tính năng linh hoạt khi gia công.Máy có khả năng gia công được nhiều chi tiết máy phức tạp, rút ngắn được rất nhiều thời gian gia công. Bên cạnh đó, máy còn có thể sửu dụng nhiều trục và hệ thống dao cùng lúc.
Máy tiện CNC

Máy tiện CNC

2.2. Phân loại theo chức năng của máy tiện

  • Máy tiện vạn năng: Gồm 2 loại máy tiện là máy tiện ren vít và máy tiện trơn.
  • Máy tiện chép hình: Được sử dụng trong gia công cắt gọt những linh kiện có hình dạng phức tạp; đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao.
  • Máy tiện chuyên dụng: Loại này chỉ sử dụng để gia công một vài sản phẩm nhất định. Rất hạn chế về tính da dạng.
  • Máy tiện cụt: Loại này có tính năng nổi bật là có thể gia công các chi tiết hạng nặng.
  • Máy tiện đứng: Loại máy tiện này gia công đa dạng. Nó dùng để cắt gọt những chi tiết máy phức tạp, hạng nặng.
  • Máy tiện nhiều dao: Loại máy này có rất nhiều dao để cắt.
  • Máy tiện revolver: Trục chính của máy được lắp đặt theo chiều đứng hoặc chiều ngang, thực hiện cắt gọt chi tiết.

3. Cấu tạo của máy tiện CNA

  • Thân máy: Là phần quan trọng, là phần chân đế của toàn bộ máy và giúp giữ cố định; liên kết các bộ phận khác của máy tiện. Thân máy có độ cứng cao; thường được đúc bằng gang cường lực hoặc thép. Máy có băng bi (thanh ray trượt) và băng cơ trong đó băng cơ cứng hơn băng bi.
  • Trục chính: Có chức năng thực hiện chuyển động quay tròn của phôi.
  • Mâm cặp: Bộ phận này được gắn trên trục chính. Nó có chức năng kẹp giữ phôi.
  • Ổ dao: Đây là bộ phận để lắp dao tiện thực hiện các chuyển động tịnh tiến của dao theo chiều ngang và dọc để thực hiện qua trình gọt.
  • Động cơ truyền động chính: Giúp mâm xoay cặp, điều khiển toàn bộ máy. Là loại chuyển động một chiều hoặc xoay chiều. Loại động cơ một chiều được điều chỉnh tốc độ bằng kích từ. Loại động cơ xoay chiều được điều chỉnh tốc độ bằng biến đổi tần số.

    Cấu tạo của máy tiện CNC

    Cấu tạo của máy tiện CNC

  • Ụ động: Có thể trượt đồng tâm với mâm cặp. Dùng để lắp đầu chống tâm khi tiện trục dài; hoặc lắp mũi khoan khi thực hiện khoan tâm trên trục. Ụ động sẽ di chuyển dọc theo trục Z của máy.
  • Bảng điều khiển CNC: Là bộ phận không thể thiếu trên máy tiện CNC. Là trung tâm lưu giữ của máy. Nó có chức năng lưu trữ các chương trình, hướng dẫn CNC; cho phép xử lý các dữ liệu từ file thiết kế. Bảng điều khiển sẽ thực hiện các thao tác vận hành máy.

4. Các loại dao tiện CNC

Các loại dao trên máy tiện CNC thường được lựa chọn theo yêu cầu của chi tiết gia công. Dao có 2 phần là phần cắt và phần cán.

Phần cắt (phần làm việc): loại này thường dùng các loại dao mảnh tiêu chuẩn gồm 1 số loại hình sau: hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình nhiều góc.

Phần cán được chia là 1 số loại sau:

  • T-MAX P: loại này sử dụng để tiện thô, tiện trong, tinh ngoài và các lỗ lớn.
  • T-MAX U: loại này sử dụng để tiện lỗ, tiện định hình. Rất thích hợp tiện ren trong và ren ngoài.
  • T-MAX Q: dùng để tiện cắt đứt thép trụ, tiện rãnh trong, tiện rãnh ngoài, rãnh sâu, rãnh bề mặt.

5. Tính năng nổi bật của máy

5.1. Tính tự động hóa cao

Khả năng tự động hóa quy trình sản xuất là tính năng nổi trội nhất cảu loại máy tiện CNC so với các loại máy khác. Máy có thể hoạt động liên tục trong 1 khoảng thời gian dài mà không cần bố trí nhân công vận hành. Vậy nên quy tình gia công của doanh nghiệp được tựu động hóa, gia tăng năng suất sản xuất ra sản phẩm.

5.2. Linh hoạt trong vận hành

Bình thường các doanh nghiệp sẽ phải sản xuất nhiều sản phẩm da dạng về hình dạng, kích thước khác nhau. Vậy nên các thông số kỹ thuật phải thay đổi liên tục để phù hợp với sản phẩm. Hay phải thay đổi các chi tiết máy cho phù hợp với sản phẩm đó.

Nhưng khi sử dụng máy tiện CNC thì bạn chỉ cần phải nhập file thiết kế và thực hiện 1 số thao tác đơn giản là sẽ thực hiện được giai đoạn này. Rất tiết kiệm thời gian và sản phẩm ra đời đáp ứng được hết mọi yêu cầu của người dùng.

5.3. Chất lượng tốt, tính chính xác cao

Loại máy này có khả năng gia công chi tiết máy có độ chính xác lên tới 100%. Có thể vận hành trong các điều kiện khác nhau mà thiết bị vẫn cung cấp được sản phẩm có độ đồng đều; tính thẩm mỹ cao, bề mặt đẹp, đường cắt chính xác.

6. Nguyên lý hoạt động của máy

Nguyên lý hoạt động của máy tiện

Nguyên lý hoạt động của máy tiện

Nguyên lý hoạt động của máy tiện CNC là dựa trên chuyển động quay của phôi và chuyển động của dao phay. Sự chuyển động của phôi tạo ra tốc độ cắt. Chuyển động của dao phay giúp định hình bề mặt của sản phẩm gia công bao gồm các hoạt động:

  • Dao chạy dọc: dao chuyển động tiện tiến song song với đường tâm của máy tiện và cắt theo đường đó.
  • Dao chạy ngang: Dao chuyển động tịnh tiến theo phương vuông góc với đường tâm của máy tiện.
  • Chạy dao nghiêng: Loại dao này áp dụng sử dụng để gia công mặt tôn. Dao sẽ chuyển động tạo thành góc với đường tâm của máy tiện.
  • Dao chạy theo đường cong: Loại dao này áp dụng sử dụng khi gia công các bề mặt định hình.

Thông thường các chi tiết gia công sẽ được lắp trên mâm cặp để chuyển động quay tròn. Dao cắt được đặt trên ổ dao để thực hiện quá trình cắt theo thiết lập từ người vận hành.

7. Ưu nhược điểm của máy tiện CNC

7.1. Ưu điểm của máy

  • Máy có kỹ thuật cao, mang lại hiệu quả kinh tế.
  • Tuổi thọ dao cao do khả năng cắt nhanh, tối ưu hóa. Tiết kiệm được dụng cụ cắt gọt, các phục tùng khác.
  • Giảm thiểu được nhiều phế phẩm. Tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Máy có khả năng tự động hóa cao nên doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thuê nhân công có kỹ năng nghề nghiệp cao. Mà vẫn đảm bảo được chất lượng công việc, năng suất sản xuất cao.
  • Chỉ cần phải sử dụng 1 chương trình gia công. Giúp tiết kiệm thời gian lập trình, đảm bảo độ chính xác cao, sự đồng nhất giữa các sản phẩm.
  • Máy gia công được nhiều chi tiết phức tạp: Máy tiện CNC là thiết bị duy nhất có thể gia công chính xác, nhanh chóng các chi tiết phức tạp về mẫu mã, hình dạng.
Máy gia công được nhiều chi tiết phức tạp

Máy gia công được nhiều chi tiết phức tạp

  • Giảm thời gian sản xuất, tăng năng suất sản phẩm.
  • Không tốn nhiều thời gian kiểm tra máy vì máy được sản xuất có chất lượng cao, rất đảm bảo.
  • Có khả năng thay đổi nhanh chóng gia công từ loại chi tiết máy này sang loại chi tiết máy khác mà không làm gián đoạn quá trình gia công.
  • Máy có thể hoạt động trong nhiều giờ liên tục. Máy ít dừng giúp sử dụng được nhiều giờ hơn, tận dụng tốt khả năng hoạt động của máy.

7.2. Nhược điểm của máy

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội trên thì máy tiện vẫn còn có một số nhược điểm sau:

  • Giá thành của 1 chiếc máy tiện cao
  • Chi phí bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy cao.
  • Máy không yêu cầu người có kỹ năng chuyên môn cao nhưng cần phải biết cách sử dụng linh hoạt hệ thống điều khiển trên máy tính.

8. Cách sử dụng máy tiện CNC chuẩn nhất

Để có thể sử dụng máy tiện CNC thì bạn cần phải biết máy có cấu tạo như thế nào? Máy có nguyên lý hoạt động ra sao? Đồng thời bạn cũng cần phải nắm rõ các kiến thức về mảng cơ khí, gia công, vật liệu và ngôn ngữ lập trình trên máy.

8.1. Quy trình gia công máy

  1. Thiết kế mô hình.
  2. Chuyển tệp thiết kế mô hình thành chương trình máy tiện CNC.
  3. Cần chuẩn bị máy tiện.
  4. Thực hiện vận hành và gia công tiện của máy.
  5. Giám sát quá trình máy vận hành.

8.2. Cách sử dụng máy tiện

  • Bước 1: Bạn cần phải khởi động máy tiện, bật trục xoay theo 1 trong 2 hướng để làm nóng máy từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động. Điều này giúp đảm bảo máy không bị hư hỏng trong quá trình gia công tiện.
  • Bước 2: Bạn cần cài đặt các lệnh cho quá trình gia công tiện. Xóa các chương trình không cần thiết, chỉ giữ lại chương trình cần tiện. Lưu ý cần phải thật cẩn thật trong quá trình này để tránh xảy ra lỗi.
  • Bước 3: Cần gắn các loại dao cần cho quá trình gia công này vào ổ dao. Trong 1 quá trình cắt cần rất nhiều loại dao nên bạn cần chú ý sắp xếp thứ tự vị trí các dao sao cho hợp lý.
  • Bước 4: Cần đặt phôi vào mâm cặp và siết chặt lại. Lưu ý bạn cần chú ý đến độ đảo của phôi khi gia công; nếu quá đảo bạn cần chỉnh phôi lại.
  • Bước 5: Bạn thao tác trên bảng điều khiển của máy tiện CNC.
  • Bước 6: Thiết lập điểm cho phôi trên máy
  • Bước 7: Bạn vận hành máy tiện CNC để tiện sản phẩm.

Ngày nay, máy tiện CNC ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn do nó có rất nhiều tính năng tốt.

Xem thêm:

Tổng hợp các câu lệnh khi điều khiển máy tiện CNC

Hướng dẫn cách vận hành máy tiện CNC chi tiết nhất

5 loại vật liệu gia công cơ khí thông dụng nhất

Trên đây là tất tần tật thông tin về máy tiện CNC. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về loại máy tiện CNC. Nếu bạn có nhu cầu mua máy thì hãy liên hệ qua hotline 0975-384-345 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan