Các phương pháp xử lý bề mặt kim loại phổ biến
Để ngăn chặn tình trạng ăn mòn bề mặt kim loại thì các kỹ sư, cơ khí đã áp dụng 1 số phương pháp xử lý bề mặt kim loại. Vậy có những phương pháp nào phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của việc xử lý bề mặt kim loại
- Xử lý bề mặt giúp tăng khả năng bám dính lớp mạ hay lớp sơn trên kim loại. Nếu bề mặt không được làm sạch hay loại bỏ hết các lớp gỉ sét, bụi bẩn thì sau 1 thời gian sử dụng lớp mạ sẽ bị bong tróc để lộ ra phần thân kim loại.Làm kim loại nhanh bị ăn mòn và oxi hóa.
- Khi bề mặt kim loại bẩn thì sẽ có nguy cơ bị thấm nước cao hơn. Bề mặt kim loại sẽ nhanh bị phá hủy hơn; tấm kim loại sẽ có tuổi thọ ngắn hơn.
Xem thêm: Các loại máy móc gia công cơ khí không thể thiếu
Các phương pháp xử lý bề mặt kim loại phổ biến
Sau đây là một số phương pháp xử lý bề mặt phổ biến nhất hiện nay
Phương pháp mạ điện
Phương pháp này sẽ tạo ra 1 lớp phủ kim loại mỏng trên bề mặt sản phẩm. Trong quá trình mạ, vật cần mạ được gắn với cực âm; kim loại mạ gắn với cực dương của nguồn điện trong dung dịch điện môi. Cực dương sẽ hút các electron trong quá trình oxi hóa và giải phóng các ion kim loại (+). Dưới tác dụng lực tĩnh điện các ion (+) này sẽ di chuyển về cực âm. Sau đó, chúng sẽ nhận lại e- trong quá trình oxi hóa khử tạo thành lớp kim loại bám trên bề mặt vật cần mạ.
Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của và thời gian mạ. Hầu hết mọi kim loại dẫn điện đều có thể được xử lý bề mặt theo phương pháp mạ điện. Tuy nhiên, các kim loại thường được áp dụng cho phương pháp này bao gồm cadmium(Cd); crom (Cr), đồng (Cu), vàng (Au), niken(Ni); bạc (Ag), thiếc (Sn) và kẽm (Zn).
Phương pháp xử lý bề mặt kim loại mạ không sử dụng điện
Phương pháp này tương tự như phương pháp mạ điện nhưng nó không sử dụng điện. Điện năng được tạo ra bằng 1 chất khử có trong dung dịch mạ. Lớp mạ có khả năng bám phủ sâu đối với các chi tiết phức tạp mà lớp phủ thông thường không thể bám lên. Bề mặt được phủ 1 lớp Niken có khả năng chống ăn mòn cao trong môi trường không khí và hóa chất.
Xem thêm: Những phương pháp gia công phổ biến nhất hiện nay
Phương pháp hóa học

Một trong các phương pháp xử lý bề mặt vật liệu
Phương pháp này sẽ tạo ra màng mỏng sunfua và oxit nhờ phản ứng hóa học xảy ra.Loại oxit đên là 1 chất hóa học được sử dụng phổ biến cho các vật liệu được làm từ thép hay được sử dụng để loại bỏ sắt ra khỏi bề mặt inox. Phương pháp này thường được áp dụng để tạo màu kim loại; sơn lót bề mặt vật liệu. Giúp kim loại có khả năng chống bị ăn mòn cao.
Phương pháp nhúng nóng – Phương pháp xử lý bề mặt kim loại
Phương pháp này được sử dụng để mạ các bề mặt kim loại. Mạ nhúng nóng là quá trình các bộ phận cần được mạ sẽ được nhúng vào thiếc, chì, kẽm, nhôm đun nóng để tạo thành 1 lớp màng kim loại mỏng trên bề mặt kim loại. Phương pháp này được sử dụng để giúp sản phẩm chống ăn mòn.
Xem thêm: Phương pháp phay thuận và phay nghịch khác nhau như thế nào?
Phương pháp mạ chân không
Đây là kỹ thuật xử lý bề mặt kim loại trong môi trường chân không; cách ly với không khí và tạp chất. Vật liệu cần mạ sẽ chuyển từ thể rắn sang thể hơi. Rồi quay trở về thể rắn ban đầu cùng 1 lớp phủ mỏng trên bề mặt. Phương pháp này giúp sản phẩm có tính thẩm mĩ hơn; đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Bài viết trên đây đã chia sẻ các phương pháp xử lý bề mặt kim loại phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng các bạn sẽ chọn lựa được phương pháp phù hợp để thực hiện gia công cơ khí.