Đặc điểm của phương pháp gia công áp lực

Ngày nay, cơ khí đóng vai trò rất lớn trong các ngành công nghiệp. Có rất nhiều phương pháp gia công để ra 1 sản phẩm hoàn hảo nhất. Vậy bạn có biết phương pháp gia công áp lực là gì không? Đặc điểm của phương pháp này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của phương pháp gia công áp lực

Xem thêm:

Phương pháp gia công áp lực là gì?

Phương pháp gia công áp lực là phương pháp sử dụng áp lực để chế tạo. Hay sửa chữa các sản phẩm làm thay đổi hình dạng; kích thước theo yêu cầu. Mà không phá hỏng cấu trúc của kim loại. Các thiết bị để thực hiện gia công áp lực kim loại như cán, kéo, ép,… Khi gia công cần lựa chọn phương pháp phù hợp với từng vật liệu và hình dáng thành phẩm.

Đặc điểm của phương pháp gia công áp lực

  • Gia công kim loại bằng áp lực là phương pháp chế tạo phôi. Hoặc chi tiết bằng cách dùng ngoại lực tác dụng làm cho kim loại biến dạng dẻo. Để nhận hình dạng và kích thước mong muốn.
  • Phương pháp gia công kim loại bằng áp lực được sử dụng nhiều trong sản xuất cơ khí. Bởi vì có năng suất cao, giảm được sự tiêu hao vật liệu.

Các dạng cơ bản của gia công áp lực

– Cán: Đây là phương pháp gia công cơ khí được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Phương pháp cán làm biến dạng kim loại bằng cách ép phôi giữa hai trục quay của máy cán. Phôi được dịch chuyển nhờ ma sát tiếp xúc giữa phôi và trục cán.

– Kéo: Là phương pháp kéo dài thanh kim loại qua lỗ khuôn kéo. Sau khi thực hiện phương pháp gia công này; thì phôi sẽ giảm được kích thước tiết diện ngang và tăng chiều dài. Phương pháp này được chia làm 2 dạng là kéo sợi và kéo ống.

Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay

Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay

– Ép chảy: Là phương pháp ép kim loại trong buồng chứa qua lỗ khuôn ép. Ưu điểm của phương pháp này sẽ cho hình dạng sản phẩm chính xác; năng suất cao. Ép kim loại có 2 dạng là ép đùn nóng và ép buộc.

– Rèn tự do: Là phương pháp gia công kim loại ở trạng thái nóng nhờ lực đập; hoặc lực ép của thiết bị. Kim loại biến dạng tự do mà không bị hạn chế bởi các bề mặt nào của dụng cụ.

– Rèn khuôn: Phương pháp này kim loại bị biến dạng cưỡng bức trong lòng khuôn; để đạt được hình dáng và kích thước nhất định. Ưu điểm của rèn khuôn là có độ chính xác cao. Tuy nhiên, giá thành chế tạo khuôn lại rất cao.

– Dập tấm: Là phương pháp chế tạo từ tấm kim loại thành các chi tiết cong. Hoặc rỗng có hình dạng và kích thước khác nhau. Thành phẩm sau gia công có độ chính xác; và chất lượng rất tốt nên được đánh giá rất cao.

Trên đây là đặc điểm của phương pháp gia công áp lực. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới bổ ích.

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan