Tổng hợp các phương pháp gia công vật liệu nhựa phổ biến hiện nay

Gia công nhựa theo yêu cầu dựa theo các phương pháp khác nhau để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, kinh doanh… Đặc biệt là các vật dụng, bao bì và thiết bị kỹ thuật, sản phẩm công nghệ… Được sử dụng tại các doanh nghiệp sản xuất, đóng gói, vận chuyển…

Hiểu biết về các phương pháp chính được sử dụng trong sản xuất nhựa gia công có thể là căn cứ hữu ích trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của họ. Nên hôm nay, Cosmovina sẽ chia sẻ các phương pháp gia công nhựa phổ biến hiện nay. Để bạn đọc, đặc biệt là các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về nghành gia công sản xuất đồ nhựa. Thông thường, nhựa được sản xuất bằng 4 phương pháp phổ biến bao gồm:

1. Phương pháp ép phun nhựa

Ép phun là công nghệ ép nhựa định hình phổ biến hiện nay. Đây cũng là phương pháp đúc tạo hình sản phẩm thông qua 2 công đoạn phun (nóng chảy nhựa) và ép vào khuôn. Để tạo nên hình dáng cho sản phẩm.

  • Bước 1: Nguyên liệu nhựa được làm nóng chảy với một nhiệt độ thích hợp bởi máy ép nhựa. Nguyên liệu nhựa thô là các hạt nhựa nguyên sinh, nhựa tái chế được đưa vào phễu nguyên liệu của máy ép nhựa. Cổng ra của phễu hoạt động theo hệ thống trục viét xoắn (nằm dọc theo xilanh). Nhằm trộn đều và đẩy nguyên liệu về phía trước. Sau đó nung nóng chảy bằng hệ thống gia nhiệt được bố trí xung quanh xilanh.
  • Bước 2: Áp lực lớn từ hệ thống trục vít của máy ép nhựa được sinh ra để bơm nhựa đun nóng chảy vào khuôn ở trạng thái đóng. Hệ thống trục vít của máy ép nhựa sẽ đóng vai trò như một pít tông. Đẩy phần nhựa đã được nung nóng chảy về phía trước bằng một áp lực rất lớn. Hệ thống kênh dẫn nhựa sẽ chứa phần nhựa lỏng. Lúc này, lòng khuôn đang ở trạng thái đóng để làm nhiệm vụ tạo hình sản phẩm- sản xuất khuôn ép nhựa.
  • Bước 3: Làm mát khuôn để phần nhựa được đun nóng chảy chuyển sang trạng thái rắn. Ở bước này, hệ thống làm máy của máy ép nhựa hoạt động để làm khuôn nguội. Và phần nhựa nóng chảy được làm rắn. Khi phần nhựa đông cứng lại ở thể rắn thì ta mới có thể lấy nhựa ra ngoài được.
  • Bước 4: Lấy sản phẩm ra ngoài. Đây là bước cuối cùng của quy trình ép phun. Hệ thống kim khuôn của máy ép nhựa sẽ kéo ra một nửa khuôn một cách từ từ. Để ra một khoảng nhất định để có thể lấy sản phẩm ra bên ngoài. Sau đó, lại đóng khuôn để tiếp tục quy trình mới.

2. Phương pháp ép đùn nhựa

Phương pháp ép đùn nhựa là quá trình nguyên liệu nhựa thô được nóng chảy và tạo hình (nhựa nhiệt dẻo, vật liệu có đàn hồi như cao su, hoặc nhựa nhiệt rắn).

  • Giống như gia công sản phẩm nhựa theo yêu cầu bằng phương pháp ép phun. Nguyên liệu nhựa được đặt vào phễu phễu và chuyển tới trục vít đã được gia nhiệt. Tuy nhiên, ở phần cuối của buồng, nguyên liệu được đẩy qua một khe hở có tiết diện không đổi để tạo hình. Khi nhựa ra khỏi khuôn, làm nguội sản phẩm để định hình bằng chuyền làm mát hoặc ngâm vào nước.
  • Đặc điểm của phương pháp ép đùn là: Sản phẩm được định hình theo 2 chiều. Yếu tố tạo nên độ chính xác của sản phầm bao gồm chế độ gia công như: Nhiệt độ, áp suất.

3. Gia công nhựa theo yêu cầu bằng phương pháp ép thổi nhựa

Phương pháp ép thổi là quá trình sản xuất nhựa tạo ra các phần nhựa rỗng bằng cách: Thổi phồng các ống nhựa ở nhiệt độ cao. Và điền đầy vào khuôn tạo thành hình như mong muốn.

  • Quy trình ép thổi nhựa cũng khá đơn giản. Nguyên liệu là các viên hoặc hạt nhựa nhiệt dẻo được gia nhiệt trước khi đưa vào lòng khuôn. Sau đó hệ thống sẽ bơm khí vào bên trong. Lúc này nguyên liệu nhựa giãn nở và bám vào thành khuôn tạo nên hình dạng mà bạn mong muốn.
  • Có 2 loại chính của ép thổi: Phim thổi và đúc thổi rỗng (đùn thổi đúc, ép phun đúc, tiêm thổi đúc).

4. Phương pháp ép nhựa định hình

Ép nhựa định hình là quá trình đốt nóng các tấm nhựa mỏng. Khi nhựa đạt đến nhiệt độ tan chảy thì kéo dãn hoặc cho vào khuôn đơn và giữ yên tại vị trí cố định. Sau đó làm nguội để tạo thành hình dạng như mong muốn khi chúng hóa rắn.

  • Các tấm nhựa nhiệt được giữ cố định bởi thiết bị gá. Và được đốt nóng bởi lò sử dụng nhiệt độ khuếch tán hoặc bức xạ cho đến khi nó mềm hẳn ra.
  • Sau đó sẽ sử dụng áp suất chân không, áp suất không khí hoặc cơ học. Để tấm nhựa ôm sát vào các chi tiết khuôn.
  • Tiếp đó bộ phận làm mát sẽ phun ra hơi nước hoặc gió để làm giảm nhiệt độ cho tấm nhựa. Giữ tấm nhựa ở hình dạng cố định như mong muốn.
  • Cuối cùng là phun không khí vào để tách tấm nhựa ra khỏi khuôn.

Có thể bạn quan tâm:

 

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan