Ưu nhược điểm của phương pháp gia công cơ khí điện cực

Phương pháp gia công cơ khí điện cực là một trong hai phương pháp gia công cơ khí điện được nhiều khách hàng lựa chọn cho sản phẩm gia công của mình. 

Vậy gia công cơ khí điện cực là gì? Công dụng của phương pháp này là gì? Ưu nhược điểm của nó là gì? Hãy cùng Cosmovina tìm hiểu ngay nhé!

1. Gia công cơ khí điện cực là gì?

Gia công cơ khí điện cực (Electrical Discharge Machining -EDM) bao gồm có hai bộ phận chủ yếu: Máy công cụ và nguồn cung cấp điện. Máy công cụ gắn điện cực định hình (đóng vai trò là dao) và điện cực di chuyển tới bề mặt chi tiết gia công tạo ra một lỗ chép theo hình dạng của dụng cụ. Nguồn năng lượng điện cung cấp một tần số cao, tạo ra các tia lửa điện giữa điện cực và bề mặt chi tiết, bóc đi một lớp kim loại bởi sự hóa hơi và ăn mòn của nhiệt độ.

2. Công dụng của phương pháp gia công cơ khí điện cực

Phương pháp EDM được dùng chủ yếu trong các trường hợp sau đây:

  • Cắt dây CNC, đục lỗi, phá taro bằng điện, xung điện CNC,…
  • Biến cứng bề mặt chi tiết làm tăng khả năng mài mòn
  • Chế tạo và phục hồi các khuôn dập đã tôi và khuôn bằng hợp kim cứng
  • Các lưới sàng, rây bằng cách gia công đồng thời các lỗ bằng điện cực rất mảnh
  • Mài phẳng, mài tròn, mài sắc hoặc làm rộng lỗ
  • Gia công các lỗ có đường kính nhỏ Ø 0,15mm của các vòi phun cao áp có năng suất cao (từ 15 đến 30s/chiếc), gia công lỗ sâu từ 60mm cho sai số 5µm. Các lỗ Ø 0,05mm – 1mm với chiều sâu lớn như các lỗ làm mát trong cánh tuabin làm bằng hợp kim siêu cứng, các lỗ sâu với tỉ số chiều dài trên đường kính lên đến 67.
  • Lấy các dụng cụ bị gãy và kẹp trong chi tiết (bulông, tarô…)
  • Gia công khuôn mẫu và các chi tiết cần độ chính xác cao bằng vật liệu hợp kim cứng
Gia công cơ khí điện cực

Gia công cơ khí điện cực (EDM)

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp EDM 

Ưu điểm:

  • Có độ chính xác cao
  • Máy móc hiện đại, vận hành hoạt động dễ dàng
  • Tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, bề mặt đẹp
  • Không cần sử dụng máy làm mát vì xung quanh thiết bị được đảm bảo
  • Tuổi thọ cao giúp tiết kiệm chi phí
  • Gia công được loại vật liệu có độ cứng tùy ý.
  • Gia công để tạo ra các sản phẩm với những lỗ có đường kính rất nhỏ, lỗ sâu với tỉ số chiều dài trên đường kính lớn.
  • Gia công được trên hầu hết các vật liệu dễ vỡ, mềm mà không lo vật liệu bị biến dạng.
  • Gia công được loại vật liệu có độ cứng tùy ý.
  • Điện cực có thể sao chép hinh dạng bất ký, chế tạo và phục hồi các khuôn dập bằng thép đã tôi.
  • Chế tạo các lưới sàn, rây dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Giá thành đắt, thời gian thi công lâu
  • Cả phôi và dụng cụ đều phải là vật liệu dẫn điện.
  • Phôi trước khi gia công cơ khi điện cực phải tạo thô trước bởi tốc độ cắt gọt thấp
  • Gây biến dạng nhiệt tại vùng làm việc có nhiệt độ quá cao.

Xem thêm: 

Cách xử lý bề mặt chi tiết nhôm hiệu quả nhất năm 2023

5 dụng cụ cầm tay phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Hy vọng bài viết trên cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về phương pháp gia công cơ khí điện, giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu bản thân.

Nếu bạn đang cần được hỗ trợ hay có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi Cosmovina

 

 

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan