Tìm Hiểu Về Lượng Dư Gia Công Cơ Khí

Bạn đang tìm hiểu về lượng dư gia công cơ khí? Trong ngành cơ khí, lượng dư gia công đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ chính xác và hiệu quả kinh tế của sản phẩm gia công. Tuy nhiên, bạn có biết rằng lượng dư không chỉ ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm mà còn tác động đáng kể đến vật liệu , năng lượng và thậm chí cả công cụ cắt. Hãy theo chân Cosmovina đi khám phá bài viết “Tìm hiểu về lượng dư gia công cơ khí” để hiểu rõ hơn về khái niệm, cũng như ảnh hưởng mà nó mang lại.

Lượng dư gia công là gì?

Lượng dư gia công là khái niệm được sử dụng trong ngành cơ khí để chỉ phần vật leieuj bị loại bỏ hoặc bị bóc tách đi trong quá trình gia công cơ khí. Khi gia công các chi tiết cơ khí, chúng ta thường dành một phần của vật liệu gốc để gia công thô, sau đó gia công tinh lại để đạt được kích thước, hình dạng và chất lượng của sản phẩm.

Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn cần gia công một chi tiết kim loại có đường kính 30mm thành một chi tiết có đường kính 27mm. Trong quá trình gia công, bạn sẽ loại bỏ một lớp kim loại dư thừa có độ dày 3mm để đạt được kích thước mong muốn. Lớp kim loại dư thừa này được gọi là lượng dư gia công.

Để đạt được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu kỹ thuật, quá trình gia công thường được thực hiện qua nhiều bước khác nhau. Tại mỗi bước gia công, chúng ta phải cắt đi một lượng kim loại nhất định.

Lượng dư gia công cơ khí là gì?

Lượng dư gia công cơ khí là gì?

Lượng dư gia công thừa thiếu ảnh hưởng đến?

Việc xác định lượng dư gia công đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc đạt được độ chính xác mà còn cung cấp hiệu quả kinh tế cho sản phẩm gia công.

Nếu lượng dư quá lớn, sẽ gây ra những vấn đề sau:

  • Lãng phí vật liệu và giảm hiệu suất sử dụng vật liệu
  • Tăng khối lượng gia công chi tiết
  • Tốn năng lượng điện và gây hao mòn nhanh chóng cho dụng cụ cắt
  • Giảm tuổi thọ của máy gia công
  • Gây khó khăn trong vận chuyển do tăng trọng lượng
  • Ảnh hưởng đến độ chính xác gia công và làm giảm độ bền của hệ thống công nghệ.
  • Giá thành sản phẩm tăng cao, và không đạt được năng suất yêu cầu

Nếu lượng dư gia công quá nhỏ, sẽ gây ra những vấn đề sau:

  • Không đủ lượng dư để loại bỏ sai lệch của phôi, dẫn đến sản phẩm không hoàn thiện và có tình trạng méo, không chính xác.
  • Hiện tượng trượt giữa dao cắt và chi tiết, dẫn đến mòn nhanh của dao cắt và bề mặt gia công không đạt được độ bóng cao.
  • Tăng tỷ lệ phế phẩm và giá thành sản phẩm.
Lượng dư sau khi gia công thừa

Lượng dư sau khi gia công thừa

Phân loại lượng dư gia công

Lượng dư gia công có thể được phân loại thành 4 dạng chính:

1. Lượng dư trung gian

Lượng dư trung gian là phần kim loại được gỡ bỏ ở mỗi bước hoặc nguyên công trong quá trình gia công. Nó được tính bằng hiệu của kích thước dư lại từ bước hoặc nguyên công trước đó và kích thước cần tạo ra từ bước hoặc nguyên công đang thực hiện. Kí hiệu cho lượng dư trung gian là Zb.

2. Lượng dư tổng cộng

Lượng dư tổng cộng là tổng số kim loại cần gỡ bỏ trong toàn bộ các bước hoặc nguyên công của sản phẩm. Nó được tính bằng hiệu của kích thước của phôi ban đầu và kích thước cuối cùng của chi tiết. Kí hiệu cho lượng dư tổng cộng là Z0.

3. Lượng dư đối xứng

Lượng dư đối xứng tồn tại khi gia công các bề mặt tròn xoay (như trục ngoài hoặc trục trong) đối xứng và gia công các mặt phẳng đối xứng. Điều này có nghĩa là lượng dư trên mỗi bên của chi tiết là tương đương và có tính đối xứng.

4. Lượng dư không đối xứng

Lượng dư không đối xứng tồn tại khi các bề mặt được gia công không phụ thuộc lẫn nhau. Điều này có nghĩa là lượng dư trên mỗi bên của chi tiết không tương đương và không có tính đối xứng. Một trường hợp đặc biệt của lượng dư không đối xứng là khi một bề mặt đối diện không được gia công, gọi là lượng dư gia công một phía.

Lượng dư gia công cơ khí

Lượng dư gia công cơ khí

Phương pháp xác định lượng dư gia công

Trong ngành chế tạo máy, có hai phương pháp được dùng để xác định lượng dư gia công là:

1. Phương pháp Thống kê – Kinh nghiệm

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong sản xuất. heo phương pháp này, lượng dư gia công được xác định bằng cách tính tổng lượng dư theo kinh nghiệm trước đó. Tuy nhiên, phương pháp này không xem xét các điều kiện gia công cụ thể, do đó, lượng dư gia công thường lớn hơn giá trị cần thiết. Giá trị lượng dư cho từng bước hoặc nguyên công thường được ghi trong sổ tay công nghệ chế tạo máy.

2. Phương pháp Tính toán – Phân tích

Phương pháp này dựa trên việc phân tích các yếu tố tạo nên lượng dư, theo đề xuất của giáo sư Kovan. Khi gia công một loạt chi tiết trên máy đã được điều chỉnh trước, kích thước của phôi dao động trong khoảng dung sai từ amin đến amax, và kích thước của chi tiết đạt được từ bmin đến bmax. Lượng dư gia công tương ứng với khoảng này là Zbmin và Zbmax.

Lượng dư gia công là một yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế và sản xuất các chi tiết cơ khí

Lượng dư gia công là một yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế và sản xuất các chi tiết cơ khí

>>> Xem thêm:

Thông qua các phương pháp này, chúng ta có thể xác định được lượng dư gia công cơ khí, nhằm đảm bảo chất lượng và độ chính xác của sản phẩm cuối cùng.

Rate this post
Rate this post
Bài viết liên quan